한글이란?
한글은 한국인이 만들어 쓰고 있는 고유의 글자이다. 한글은 언제 누가 만들었는지 밝혀져 있는 글자이다. 조선 시대인 1443년에 세종 대왕이 한글을 만들어 1446년에 백성을 가르치는 바른 소리라는 뜻의 훈민정음(訓民正音)이라는 이름으로 반포하였다.
한글이 만들어지기 전에 한국인들은 중국에서 들어온 한자를 사용하고 있었는데 한자가 매우 어렵고 복잡하여 일부 지식인들을 제외한 일반 국민들은 모르는 사람이 많았다. 세종 대왕은 이러한 점을 안타깝게 여겨 누구나 쉽게 배우고 쓸 수 있는 문자를 생각하던 끝에 학술 연구 기관인 집현전의 학자들과 함께 한글을 만들게 된 것이다.
한글은 소리 나는 대로 적는 표음문자이면서 음소문자이다. 기본 글자는 자음 14자와 모음 10자의 24자이고 여기에 이들을 조합하여 만든 자음 5자와 모음 11자를 더하여 총 40자를 사용한다. 기본 자모만을 보이면 다음과 같다.
§ 자음 : ㄱㄴㄷㄹㅁㅂㅅㅇㅈㅊㅋㅌㅍㅎ
§ 모음 :ㅏㅑㅓㅕㅗㅛㅜㅠㅡㅣ
세종 대왕이 한글을 만들 당시에는 기본 자모가 자음 ㅿ ㆁ ㆆ과 모음 ㆍ 등 4자가 더 있어서 28자였는데 한국어에서 이 네 자모들의 소리가 사라지면서 문자도 쓰지 않게 되었다.
한글은 매우 과학적인 문자이다. 자음은 발음 기관의 모양을 본떠서 만들었다. ㄱ은 혀뿌리가 목구멍을 막는 모양을, ㄴ은 혀가 윗잇몸에 닿는 모양을, ㅁ은 입 모양을, ㅅ은 이의 모양을, ㅇ은 목구멍의 모양을 본떠 만들었다. 이 다섯 글자를 기본으로 획을 더하여 다른 자음 글자들을 만들었다.
모음은 하늘과 땅과 사람의 형상을 본떠 만들었다. ㆍ는 둥근 하늘을, ㅡ는 평평한 땅을, ㅣ는 서 있는 인간의 모습을 본뜬 것이다. 다른 모음 글자는 이 세 글자를 기본으로 서로 결합하여 만들었다.
한글을 과학적이라고 하는 까닭은 이와 같이 발음 기관을 본떠 만들고 글자들끼리 매우 조직적이라는 데 있다. 몇 개 글자를 기본으로 다른 자모들은 획을 더하거나 서로 결합하여 조직적으로 만들었기 때문에 글자들 사이의 관계도 쉽게 알 수 있다. 예를 들어 ㄴ을 기본으로 하나씩 획을 더하여 ㄷ과 ㅌ을 만드는데 이 세 글자는 모양이 비슷하여 한 계열임을 짐작할 수 있는 데다가 음운론적으로도 모두 치조음이라는 공통점을 지니고 있는 것이다.
한글은 자모들을 서로 결합하여 음절 단위로 표기한다. 이것은 각 알파벳을 옆으로 늘어놓는 로마자의 사용법과 매우 다른 특징이다. 한글은 초성 중성 종성으로 구성된 한 음절을 표기하기 위하여 각각의 음소에 해당하는 자모들을 모아서 쓴다. 예를 들어 ’손’이라는 음절을 적을 때 초성 ㅅ과 중성 ㅗ와 종성 ㄴ을 로마자처럼 ’ㅅㅗㄴ’으로 풀어서 쓰지 않고 ’손’처럼 모아서 쓴다.
이와 같이 음소 문자인 한글을 음절 단위로 모아서 쓰는 것은 매우 독특한 방식이다. 글자를 음절 단위로 모아서 쓰기 때문에 한글은 가로쓰기를 할 수도 있고 세로쓰기를 할 수도 있다. 오늘날 한국인들은 한글을 쓸 때 대부분 영어처럼 왼쪽에서 오른쪽으로 가로쓰기를 한다. 그러나 한글이 처음 만들어진 때부터 20세기 중반까지만 해도 모두 세로쓰기였고 오늘날에도 종종 이런 방식을 볼 수 있다. 독특한 표기법 덕분에 한글은 두 가지 방법으로 자유롭게 쓸 수 있는 것이다.
이와 같이 과학적으로 만들어진 한글은 웬만한 소리는 거의 다 적을 수 있다. 한글을 만들었을 당시 바람 소리나 학의 울음소리도 적을 수 있다고까지 말할 정도였다.
이렇게 우수한 한글이지만 처음에는 지식층에서 외면하여 그리 널리 쓰이지 못하였다. 한글을 가리키는 이름도 여러 가지였는데 낮추어 부르는 이름들도 있었다. ’한글’이라는 이름은 20세기 초에 새로 지은 것이다. 그러나 한글이 한자보다 배우기 쉽고 말을 그대로 옮겨 적을 수 있다는 장점이 있어 결국 널리 쓰이면서 오늘에 이르렀다.
독창적이며 과학적인 한글은 한국인뿐만 아니라 전 인류의 위대한 자산이다. 한국인들은 한글의 문화적 가치를 기리기 위하여 세종대왕이 한글을 반포한 시기인 10월 9일을 한글날로 제정하여 기념하고 있다.
Hangeul là chữ viết đặc trưng do người Hàn quốc tạo ra và đang sử dụng. Việc Hangeul được sáng tạo ra khi nào, bởi ai đã được làm sáng tỏ. Vào thời kì Choson, năm 1443 vua Sejong đã tạo ra chữ Hangeul và năm 1446 đã ban hành nó trở thành tiếng chính để dạy cho bách tính, tên gọi là Huấn âm chính dân.
Trước khi Hangeul được tạo ra, người Hàn Quốc đã sử dụng Hán tự từ Trung Quốc, thế nhưng Hán tự lại rất khó và phức tạp, ngoại trừ một bộ phận tri thức thì nói chung rất nhiều quần chúng nhân dân không biết. Vì điều đáng tiếc này nên Vua Sejong đã cùng các học giả của viện nghiên cứu học thuật Tâp Hiền Điện tạo ra Hangeul với suy nghĩ nó sẽ là chữ viết mà bất cứ ai cũng có thể học và viết một cách dễ dàng.
Hangeul vừa là kiểu chữ viết âm vị, cũng vừa là chữ biến âm theo âm thanh phát ra. Chữ cái cơ bản gồm 24 chữ với 14 phụ âm, 10 nguyên âm và từ đây 5 phụ âm và 11 nguyên âm được kết hợp tạo ra, tổng cộng là 40 chữ cái. Cùng xem những chữ cái cơ bản như sau:
Phụ âm: ㄱㄴㄷㄹ ㅁㅂㅅ ㅇㅈㅊㅋ ㅌㅍㅎ
Nguyên âm: ㅏㅑㅓㅕㅗㅛㅜㅠㅡㅣ
Vào thời vua Sẹong tạo ra chữ Hangeul thì có 28 chữ cái cơ bản, thêm phụ âm ㅿ ㆁ ㆆ và nguyên âm ㆍ nhưng bốn chữ cái này đã biến mất khỏi bảng âm chữ cái trong tiếng hàn quốc và cũng không được dùng trong văn tự.
Hangeul là chữ viết rất có tính khoa học. Phụ âm được tạo ra theo khuôn mẫu là hình dạng của cơ quan phát âm. ㄱ được tạo ra theo mẫu là hình dạng cuống lưỡi bị chặn ngay cổ họng, ㄴ là hình dạng lưỡi chạm lợi phía trên, ㅁlà hình dạng miệng, ㅅ là răng và ㅇlà cuống họng. Bằng năm chữ cái cơ bản này thêm vào các nét để tạo ra nhiều phụ âm khác.
Nguyên âm được tạo ra từ hình tượng trời, đất và con người. ㆍlà bầu trời tròn, ㅡ là một vùng đất bằng phẳng, l là mô hình hóa về sự thường trực của con người. Những nguyên âm khác tạo ra từ sự kết hợp lẫn nhau giữa ba nguyên âm này.
Lý do để nói về tính khoa học của Hangeul đó là khi nó được tạo ra từ sự bắt chước các cơ quan phát âm và trong nội bộ các chữ cái này rất có tổ chức. Dù cho một số ký tự khác nhau về nét so với chữ cái cơ bản thì vì được tạo thành từ sự kết hợp lẫn nhau có tổ chức, chúng ta cũng có thể dễ dàng biết được mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ như khi thêm từng nét một vào chữ cái cơ bảnㄴsẽ tạo ra ㄷvà ㅌ, từ ba chữ này có thể phỏng đoán mối quan hệ tương đồng về hình dạng, hơn nữa âm vận cũng còn giữ tính truyền thống của âm vị ban đầu.
Chữ cái Hàn Quốc liên kết với nhau tạo ra ký hiệu âm tiết. Đây là đặc trưng rất khác nhau với phương pháp sử dụng chữ Latinh bằng bảng chữ cái abc. Hangeul được tập hợp và viết tương xứng từng âm vị để cấu tạo thành một âm tiết với âm đầu, âm giữa, âm cuối. Ví dụ như âm tiết “손” với ㅅlà âm đầu, ㅗ là âm giữa vàㄴ là âm cuối thì tập hợp lại viết là 손 chứ không mở ra viết thành ㅅㅗㄴ như chữ Latinh.
Cùng với đó thì việc tập hợp từng âm vị chữ cái Hangeul thành âm tiết cũng là một phương thức độc đáo. Vì là sự tập hợp các chữ cái và viết thành âm tiết nên có thể viết thành văn bản hàng ngang, cũng có thể thành văn bản hàng dọc. Ngày nay người Hàn Quốc khi viết Hangeul cũng đã viết thành văn bản hàng ngang từ trái qua phải như tiếng Anh. Thế nhưng, kể từ khi Hangeul được tạo ra lần đầu tiên cho đến thế kỷ XX thì tất cả là văn bản hàng dọc và ngày nay cũng vẫn còn có thể nhìn thấy phương thức này. Nhờ có ký hiệu độc đáo, chúng ta có thể tự do viết Hangeul theo cả hai cách này.
Hangeul ưu tú như thế nhưng trong thời kỳ đầu đã không thể sử dụng rộng rãi như vậy bởi sự làm ngơ trong giới tri thức. Tên gọi cho Hangeul có nhiều loại khác nhau nhưng cũng có những tên gọi hạ thấp nó. Tên “Hangeul” mới được dùng vào đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, có lợi thế là có thể chuyển sang lời nói và sử dụng dễ dàng hơn Hán tự nên kết cục Hangeul đã được sử dụng rộng rãi như ngày hôm nay.
Chữ Hangeul vừa độc đáo vừa có tính khoa học là tài sản vĩ đại không chỉ đối với người Hàn Quốc mà còn của cả toàn nhân loại. Người Hàn Quốc đã thiết lập và đang kỷ niệm ngày Hangeul 9 tháng 10 là thời gian vua Sejong ban bố chữ Hangeul nhằm để tôn vinh giá trị văn hóa của chữ Hangeul.
Link nguồn: http://www.coree-culture.org/%ED%95%9C%EA%B8%80%EC%9D%B4%EB%9E%80,788
<< Sửa đổi bởi: tuyetthuytinh -- 6/3/2016 8:42:14 AM >>