DẪN NHẬP
I. Lí do chọn đề tài
Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992. Từ đó mở ra cơ hội để cả hai nước có thể tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề từ văn hóa, kinh tế, chính trị, ngoại giao của nhau. Tuy đều là những quốc gia phương Đông, nhưng Việt Nam và Hàn Quốc vẫn có những nét đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc, tiêu biểu ở lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Vì thế khó có thể tránh được những hiểu lầm, xung đột trong việc giao tiếp. Từ đó, việc nghiên cứu các loại hình văn hóa, tư tưởng là điều cần thiết để từ đó Việt Nam và Hàn Quốc có thể hiểu và dễ dàng hợp tác với nhau, tạo tiền đề thuận lợi cho việc hợp tác và phát triển dài lâu.
Một trong những lĩnh vực nghiên cứu văn hóa của một nước chính là nghiên cứu những phong tục, lễ nghi của nước đó. Những lễ nghi đó thể hiện những quan niệm, tư tưởng của người dân nước đó và thể hiện những thay đổi, chuyển biến của những quan điểm đó hay các sự kiện lịch sử của nước đó. Trong đó, đám cưới cũng là một lễ tiệc thể hiện nhiều quan điểm, tư tưởng của người dân Hàn Quốc. Ngày nay, cô gái Việt Nam lấy chồng người Hàn Quốc ngày càng nhiều. Vì thế chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu về văn hóa đám cưới của Hàn Quốc hiện nay với mong muốn nghiên cứu này sẽ là một trong tài liệu tham khảo bổ ích cho những bạn muốn tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt là những cô dâu Việt Nam ở Hàn Quốc.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu các vấn đề văn hóa, cụ thể nghiên cứu về các nghi lễ lớn mang tính tập thể, xã hội là một đề tài không mới trong giới học thuật. Trong phạm vi tài liệu đến đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi bao quát được, chúng tôi tiến hành phân thành hai phần (1): Các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam; (2) Các tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài.
1. Các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam
Trong bài viết Nghi lễ cưới truyền thống cùa Hàn Quốc của TS. Trần Mạnh Cát đăng trên Tạp chí Đông Bắc Á số 10, năm 2008. Tác giả đã giới thiệu những nghi thức chính trước khi cưới và sau khi cưới trong cơ cấu của một đám cưới truyền thống. Tác giả cũng liệt kê những nghi thức đã được giản lược trong đám cưới ngày nay.
Trong cuốn “Gia lễ trong văn hóa Việt – Hàn”, trong phần hôn lễ, tác giả đã kể ra những việc phải làm trong từng nghi lễ. Cũng như so sánh như nghi thức trong hôn lễ xưa và nay của cả Việt Nam và Hàn Quốc
2. Các tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài
Trong luận văn 전통 혼례복의 요소를 중심으로 của tác giả 정경희, tác giả đã tập trung nghiên cứu trang phục trong lễ cưới truyền thống. Từng trang phục như Hanbok của cô dâu, áo quan cho chú rể, mũ,… đều được mô tả tỉ mỉ từ hình dáng, hoa văn. Tác giả cũng đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu lịch sử, quà trình hình thành nên các yếu tố để tạo nên một trang phục hoàn chỉnh của hôn lễ truyền thống
Còn luận văn 현대 결호의 변화와 효를 통한 경혼 장려 방안에 다한 연구 của tác giả 김광소. Tác giả trình bày 3 nội dung lớn : ý nghĩa của kết hôn và sự thay đổi ; thay đổi của kết hôn hiện nay và giá trị của chữ hiếu và các phương án khuyến khích kết hôn. Ngoài những thay đổi về hình thức, nghi lễ ngày cưới. Tác giả cũng nêu ra những thay đổi trong nhận thức,ý nghĩa của ngày cưới theo thời gian. Đặc biệt tác giả đã liên hệ những thay đổi của lễ cưới để trình bày những thay đổi trong quan niệm về giá trị của chữ Hiếu (효) . Đồng thời, đề ra những phương án để khuyến khích hôn nhân dựa trên những quan niệm về chữ hiếu của cha mẹ và con cái trong thời điểm có nhiều giá trị văn hóa thay đổi ngày nay.
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những nét văn hóa như nghi lễ, trang phục của đám cưới truyền thống Hàn Quốc và sự thay đổi, rút gọn của đám cưới hiện tại.
III. Mục đích nghiên cứu
Tiểu luận này được viết dựa trên những hệ thống kiến thức tổng hợp được từ các nguồn tài liệu và vận dụng những kiến thức đã học được từ bản thân để nhằm đáp ứng 3 mục đích sau
(1) Tìm hiểu sơ lược về quá trình hình thành những phong tục, nghi thức trong đám cưới của người Hàn Quốc từ thời phong kiến đến hiện đại. Từ đó rút ra những tư tưởng, quan điểm của người Hàn Quốc thông qua lễ cưới, đồng thời thấy được những chuyển biến về lịch sử, tư tưởng của người Hàn Quốc từ xưa đến nay
(2) Quan tâm đến những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan điểm, tư tưởng về đám cưới của người Hàn Quốc và người Việt Nam. Hay so sánh với những nước lân cận Hàn Quốc, cụ thể là Trung Quốc và Nhật Bản.
(3) Tìm hiểu những nét văn hóa thú vị trong đám cưới của người Hàn Quốc ngày nay, cũng như tìm hiểu về thực trạng cưới hỏi của người Hàn Quốc trong thời đại mới.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chúng tôi chính là những văn hóa trong đám cưới của người Hàn Quốc.
Do tính chất, yêu cầu của nội dung và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành hạn định đối tượng theo thời gian, không gian, chủ thể sau :
Chủ thể nghiên cứu là người Hàn Quốc trong thời đại ngày nay, từ tầng lớp thượng lưu đến tầng lớp nhân dân bình thường
Không gian nghiên cứu là đất nước Hàn Quốc, tại các thành phố lớn Seoul, Busan, Dae Gu,…
Thời gian nghiên cứu là từ lúc Hàn Quốc bước vào thế kỷ XX cho đến ngày nay
V. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau :
Phương pháp liên ngành : Tích hợp những kiến thức của các ngành khác nhau như Văn hóa học, Xã hội học, Tôn giáo học, Lịch sử, Địa lý,… để tìm hiểu, phân tích, lý giải những phong tục, nghi thức hay những vật dụng cần thiết cho một lễ cưới ở Hàn Quốc
Phương pháp so sánh : Tiến hành so sánh những đặc trưng trong văn hóa lễ cưới của Hàn Quốc với các nước cùng sử dụng hệ tư tưởng Nho Giáo như hệ thống tư tưởng chính như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản để tìm ra nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa lễ cưới của mỗi nước.
Nguồn tư liệu tham khảo bao gồm các bài báo mạng, luận văn và những quyển sách liên quan đến con người và văn hóa Hàn Quốc. các tài liệu tham khảo chủ yếu được viết bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hàn.
VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1. Ý nghĩa khoa học
Bài tiểu luận này đóng góp một phần vào nguồn tài liệu tham khảo về đất nước Hàn Quốc nói chung và văn hóa, xã hội Hàn Quốc nói riêng
2. Ý nghĩ thực tiễn
Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này có thể giúp cho các cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc hiểu rõ hơn về đám cưới tại đất nước này để có thể hiểu và tránh bị shock văn hóa. Cũng như sẽ là tư liệu hữu ích cho các bạn sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học
VII. Bố cục và quy cách trình bày
Phần chính văn ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận thì còn có 3 chương sau :
Chương 1 : Văn hóa lễ cưới của Hàn Quốc trong thời phong kiến
Chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài tiểu luận theo tiến trình thời gian lịch sử. Vì thế, trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những phong tục, nghi lễ có trong đám cưới trong thời đại phong kiến của Hàn Quốc, cụ thể là trong thời Tam Quốc, Goreoyo và Joseon
Chương 2 : Văn hóa lễ cưới của Hàn Quốc trong thời cận đại và hiện đại
Tiếp bước chương 1, ở chương 2 chúng tôi tiếp tục trình bày những nét đặc sắc, sự thay đổi của đám cưới từ sau khi thời đại Joseon kết thúc cho đến ngày nay.
Chương 3: Những thực trạng của lễ cưới Hàn Quốc hiện nay
Cùng những đặc điểm mà chúng ta đã rút ra từ những chương trước, ở chương này chúng tôi sẽ đi đến phân tích, lý giải những vấn đề liên quan đến cưới hỏi của xã hội Hàn Quốc trong thời điểm hiện tại.
Phần phụ lục