Kinh tế tuần 8 - Chủ đề: Đầu tư trực tiếp (FDI) của Hàn Quốc tại Việt Nam - Ngành dệt may
|
|
Chủ đề trước ·
Chủ đề tiếp theo
|
Hp511
|
12/11/2012 9:42:01 PM
|
|
|
Lơ tơ mơ  Cấp bậc: SINH VIÊN
Tham gia: 22/9/2012 Bài viết: 11 Đến từ: Hàn 1-2010-khoa Hàn Quốc học-ĐHKHXH&NV
Đánh giá: [0]
|
kimthanh311092_han3_1056200065 đã viết:Mình muốn đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình là: Những khó khăn mà ngành dệt may Việt Nam đang gặp phải là gì? Điều đó có làm ảnh hưởng đến FDI của Hàn Quốc vào ngành dệt may Việt Nam hay không? Và có những biện pháp nào để khắc phục tình trạng đó hay không???
Mình xin trả lời câu hỏi này
-Khó khăn:
+khó khăn nhất của ngành Dệt may trong lúc này là giá các loại nguyên phụ liệu đầu vào đều tăng rất nhanh. Giá vải nhập khẩu có xu hướng tiếp tục tăng. Nhập khẩu vải 3 tháng đầu năm 2011 ước đạt 1.410 triệu USD, tăng 142% so cùng kỳ. Giá một số chủng loại vải nhập khẩu cuối tháng 3/2011 tăng trên 5% so với tháng trước. Dự đoán nhập khẩu vải sẽ tăng mạnh trong quí II-2011.
+Trong nước, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao, lãi suất huy động, cho vay tiếp tục giữ ở mức cao gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn. Các nguyên nhân khác như khó mua ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu; biến động lao động tại doanh nghiệp những tháng sau Tết Nguyên Đán; tình hình thiếu điện diễn ra thường xuyên khiến cho doanh nghiệp không thể chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như không dám nhận những đơn hàng lớn đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp Dệt may.
+ Thị trường đang dần bị thu hẹp. Mỹ luôn được các doanh nghiệp dệt may nhắm tới bởi là thị trường lớn nhất, chiếm 1/2 tổng giá trị xuất khẩu, nhưng đến thời điểm này cũng được nhận định tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cùng chính sách thắt chặt tiền tệ sau khi bỏ trần nợ công, tăng trưởng kinh tế nước này không có dấu hiệu khởi sắc, đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước trước nguy cơ mất dần đơn hàng từ khách hàng truyền thống, ngay cả đơn hàng đã ký cũng có thể bị giảm sản lượng.
-Những khó khăn này nếu không sớm được khắc phục sẽ trở thành nguy cơ đe dọa đến nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, trong đó nhiều nhất là các doanh nghịệp Hàn Quốc.
-Giải pháp:
+Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đưa ra những giải pháp khắc phục, trong đó đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp tăng cường sự hiểu biết về trách nhiệm xã hội, nhãn mác sinh thái, bảo vệ môi trường, tạo sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên trường quốc tế; Tăng cường sự hiểu biết các kiến thức về thương mại/luật pháp/rào cản kỹ thuật quốc tế, hạn chế thua thiệt trong các giao dịch/thương vụ quốc tế; Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn, kỹ thuật, nhân sự tiên tiến của các nước trên thế giới.
+ Hiệp hội cũng kêu gọi các doanh nghiệp lớn hợp tác hỗ trợ, chia sẻ đơn hàng với các doanh nghiệp nhỏ; Tăng cường sự hợp tác hỗ trợ giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, chuẩn bị tích cực cho việc thành lập các liên kết chuỗi. Đây chính là xu hướng phát triển tất yếu của dệt may thế giới trong thời kỳ mới.
+Tích cực phổ biến và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh. Đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp duy trì thị trường truyền thống song song với phát triển thị trường mới, thị trường tiềm năng nhằm phân tán những rủi ro không đáng có khi có khủng hoảng xảy ra tại quốc gia nhập khẩu
|
|
sagangnguyen
|
12/11/2012 9:52:37 PM
|
|
|
Kute Student 
 Cấp bậc: SINH VIÊN
Tham gia: 19/9/2012 Bài viết: 6 Đến từ: Lớp Hàn 1-2010- Hàn Quốc học- ĐH KHXH-NV
Đánh giá: [0]
Cảm ơn: 1 lần Được Cảm ơn: 2 lần
|
Theo mình nguyên nhân Hàn Quốc lại đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam là vì nguồn thuê nhân công rẻ, không phải tốn nhiều tiền, thị trường tiêu thụ lớn, và do ở VN rất chuộng những mẫu mã xitai theo phong cách Hàn nên việc đầu tư sản xuất vào VN sẽ đem lại nguồn lợi nhuận cao, hơn nữa còn có thể xuất khẩu sang nước khác,.. Chính vì thế mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư và lập phân xưởng, nhà máy, công ty tai VN~
---------------------------------
•♥마이타오♥•
|
|
bamboograce
|
12/11/2012 11:13:46 PM
|
|
|
Lơ tơ mơ  Cấp bậc: SINH VIÊN
Tham gia: 18/9/2012 Bài viết: 12 Đến từ: Lớp Hàn 3 - Khoa Hàn Quốc Học - Trường Đại học Kho
Đánh giá: [0]
|
Theo mình, động cơ nào khiến cho các doanh nghiệp Hàn Quốc chú trọng đầu tư FDI vào ngành dệt may Việt Nam là:
Thứ nhất, Việt Nam có một nền chính trị ổn định nên các nhà đầu tư rất an tâm đầu tư, đồng thời chình phủ cũng tạo một hành lang pháp lý thong thoáng, thuận lợi.
Thứ hai, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào (trên 60% dân số trong độ tuổi lao động), với lại tiền công rẻ hơn và người Việt Nam còn có đức tính cần cù, chịu khó.
Thứ ba, Việt Nam nằm ở hành lang kinh tế Đông Tây với nhiều cảng biển lớn nên rất việc vận chuyển đi khắp nơi trên thề giới rất thuận lợi.
|
|
AnAn22
|
12/11/2012 11:19:11 PM
|
|
|
Lơ tơ mơ  Cấp bậc: SINH VIÊN
Tham gia: 19/9/2012 Bài viết: 10 Đến từ: Hàn 3 2010-Hàn Quốc học-DHKHXHNV
Đánh giá: [0]
|
dệt may hàn quốc đã sớm đầu tư vào vn. khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị khủng hoảng và phá sản cuối những năm 80, chủ của các doanh nghiệp này phần để trốn nợ, phần tạo dựng cơ ngơi mới đã đến vn làm ăn. vào thời kỳ đó thì đầu tư vào dệt may vừa dồi dào nguồn nhân công giá rẻ, vừa không đòi hỏi trình độ, kỹ thuật cao nên dệt may giúp cho các nhà doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi. những năm gần đây với sự ký kết hợp tác giữa vn và hq, dệt may ngày càng được đầu tư và pháp triển hơn.
ps:ý này mình nhớ lại chuyện thông gia 2 nước thầy Yoon kể hôm bữa^^
|
|
linhnguyen
|
13/11/2012 12:32:57 AM
|
|
|
Lơ tơ mơ  Cấp bậc: SINH VIÊN
Tham gia: 19/9/2012 Bài viết: 9 Đến từ: han1-han quoc hoc-dai hoc khoa hoc xa hoi va nhan
Đánh giá: [0]
Cảm ơn: 1 lần
|
Theo mình nghĩ sở dĩ FDI của Hàn Quốc đổ vào ngành dệt may Việt Nam là vì ở thị trường Châu Á là thị trường đầy tiềm năng của Hàn Quốc trong đó có một số nước đang phát triển như Việt Nam thì chi phí lao động thấp, chi phí vận chuyển rẻ, nguồn nhân công lớn,giá thuê nhân công rẻ, ngoài ra sức mua của Việt Nam và nét văn hóa có nhiều điểm tương đồng nên Hàn Quốc đã và đang tiếp tục chuyển dịch sản xuất các loại sản phẩm dệt may thông dụng sang Việt Nam. Đồng thời tăng cường nhập khẩu các sản phẩm trên trở lại Hàn Quốc.
Không chỉ coi trọng việc đầu tư mới các nhà máy tại Việt Nam để tận dụng lao động, ưu đãi của một số địa phương, trước nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc nội địa nước này ngày một gia tăng, một số doanh nghiệp Hàn Quốc còn ngỏ ý mua lại doanh nghiệp Việt Nam.
<< Sửa đổi bởi: linhnguyen -- 13/11/2012 12:34:00 AM >>
|
|
embebankem_@_@
|
13/11/2012 12:36:38 AM
|
|
|
Lơ tơ mơ  Cấp bậc: SINH VIÊN
Tham gia: 18/9/2012 Bài viết: 9 Đến từ: HQ2/10
Đánh giá: [0]
Cảm ơn: 10 lần Được Cảm ơn: 2 lần
|
Có lẽ ngành dệt may là một ngành mũi nhọn, không chỉ ở các nước đang phát triển, mà cả ở các nước phát triển nữa. Tuy nhiên, giá thuê nhân công ở các nước phát triển khá cao nên những công ty nước ngoài chuyển hướng đầu tư vào ngành dệt may ở các nước đang phát triển-với ưu điểm là nhân công rẻ, có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, lại có được một số ưu tiên của chính phủ hoặc địa phương nước nhận đầu tư- Việt Nam cũng nằm trong số các nước đang phát triển đó. Ngoài ra, về yếu tố thị trường, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu đi rất nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật, Pháp,.. nên nguồn thu bằng ngoại tệ qua kênh xuất khẩu không phải nhỏ. Thi trường tiêu thụ trong nước cũng không bị trì trệ. Nếu bỏ ra một số tiền đầu tư mà thu lợi về được gấp đôi, ba với thời gian ngắn (ngành dệt may thời gian xoay vòng vốn ngắn, khoảng từ 4~5 năm -Internet) thì không doanh nghiệp nước ngoài nào muốn bỏ qua cả.
Còn về phía Việt Nam, mình nghĩ chính phủ nói chung cũng không bao giờ cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mà không có ích gì cho nước mình. Đầu tư nước ngoài càng nhiều, nguồn vốn ngoại tệ của Việt Nam cũng sẽ càng nhiều, và nguồn vốn đó sẽ được dùng để đầu tư cho những kỹ thuật hiện đại mà Việt Nam còn đang thiếu thốn để tăng trưởng và phát triển. Cô Chi đã phân tích Việt Nam hiện nay cũng giống như Hàn Quốc những năm 60~70, rất cần đến ngoại tệ để trang trải cho những thiếu thốn của phát triển công nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, khi các công ty nước ngoài sản xuất sản phẩm tại Việt Nam, chúng ta cũng học hỏi được những kỹ thuật tiên tiến nữa.
Nhưng các doanh nghiệp FDI lớn mạnh như vậy cũng là một thử thách cho những doanh nghiệp Việt Nam.Doanh nghiệp FDI năng lực cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp trong nước, năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI cao hơn doanh nghiệp trong nước, chất lượng nhỉnh hơn,... "Các doanh nghiệp FDI hiện chiếm 60-70% sản lượng cung ứng giày, quần áo cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, phần còn lại do các doanh nghiệp trong nước đảm nhận." (nguồn: Internet) Vậy, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đi lên bị thu hẹp nhiều, nhưng có lẽ đó không hẳn là tiêu cực, mà các doanh nghiệp trong nước cần phải có sự cố gắng trong việc đổi mới, đầu tư, thay đổi những kỹ thuật lạc hậu, tăng năng lực cạnh tranh thì mới có thể tồn tại được trên sân chơi mà mình là chủ nhà.
Trên đây là suy nghĩ của mình về việc đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam. Xin đóng góp cho nhóm thuyết trình.
|
|
sb013
|
14/11/2012 10:07:39 PM
|
|
|
NOILCAASI 
 Cấp bậc: SINH VIÊN
Tham gia: 1/9/2012 Bài viết: 18 Đến từ: Hàn 1 - 2010
Đánh giá: [35]
Cảm ơn: 5 lần Được Cảm ơn: 7 lần
|
Theo mình thì những động cơ quan trọng nhất thúc đẩy sự đầu tư FDI của HQ vào VN trong ngành dệt may đó là tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ và dồi dào ở Việt Nam. Bởi ngành dệt may đòi hỏi rất nhiều lao động, nếu đầu tư vào VN thì HQ sẽ giảm đc đáng kể chi phí nhân công bởi rõ ràng là nhân công ở HQ có mức lương cao hơn ở VN. Ngoài ra HQ cũng có nhiều bất lợi về nhân tố điều kiện sản xuất (theo mô hình kim cương), do đó mà những ngành như dệt may đòi hỏi nguồn lao động dồi dào bị mất ưu thế cạnh tranh. Đó là 1 trong những động cơ quan trọng để HQ đầu tư vào VN trong ngành may mặc. Đồng thời về VN ta từ sau khi gia nhập tổ chức kinh té thế giới WTO thì ta đã đạt đc sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, những lợi thế cạnh tranh của thị trường VN đã trở thành động cơ thúc đẩy có nhà đầu tư HQ đầu tư vào ngành may mặc của VN, có thể kể đến như sự tương đồng về văn hóa, giá nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào, chính sách mở cửa đón FDI... VN ta đang ngày 1 phát triển thì nhu cầu của thị trường cũng ngày càng tăng, nhắm yếu tố đó mà các doanh nghiệp HQ đã tích cực đầu tư vào thị trường may mặc VN đặc biệt là cùng với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hàn lưu thì ta có thể thấy nhu cầu mua các sản phẩm may mặc của HQ ngày càng lớn. Như vây, thei mình thì chính "chi phí nhân công rẻ" và "thị trường tiềm năng" chính là 2 động cơ chính thúc đẩy HQ đầu tư vào VN trong lĩnh vực may mặc.
--------------------------------- 13.06.1988
|
|
Thành viên đang xem
|
Có 1 người dùng đang xem (1 khách)
|